Xuất khẩu lao động, đặc biệt là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không biết từ khi nào đã trở thành một trong những cách đổi đời của nhiều gia đình ở Việt Nam. Tuy phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có cái nhìn tổng quát nhất về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và chưa biết nên làm những gì để có thể tham gia chương trình này, hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
Theo pháp luật Việt Nam quy định, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo các hợp động lao động có thời hạn, phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu được thực hiện và năm 1980, xuất khẩu lao động Việt Nam được thực hiện dưới hình thức hợp tác lao động với các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Ngày nay xuất khẩu lao động được quy định chặt chẽ trong các bộ luật của chính phủ, đảm bảo tính hợp pháp của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tất cả các hoạt động xuất khẩu lao động, bảo hộ lao động Việt Nam được giao cho cục Quản lý lao Động Ngoài nước trực thuộc Bộ Lao Động – Bộ thương binh và xã hội quản lý.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản được hiểu là hoạt động người lao động làm việc tại Nhật bản dưới hình thức hợp đồng lao động có thời hạn. Người lao động Việt Nam tại Nhật Bản có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như những người lao động Nhật Bản. Theo chương trình ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản, người lao động Việt Nam được phép, sinh sống, làm việc tại Nhật bản với hai hình thức phổ biến là kỹ sư.
Hai hình thức xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến
Hình thức thực tập sinh
Thực tập sinh hay còn có tên gọi khác là tu nghiệp sinh là hình thức xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này được hiểu là các công ty, nghiệp đoàn của Nhật sẽ nhận giúp đỡ, truyền bá nghề nghiệp cho lao động Việt Nam. Thời hạn lưu trú đối với người lao động dạng này thường sẽ là 3 năm. Ở năm đầu tiên, các thực tập sinh sẽ được vừa học vừa làm. Trong những năm tiếp theo sẽ được làm việc và thực hành như những người lao động thực thụ. Sau khi hết thời hạn hợp đồng người lao động có thể quay trở về Việt Nam và sau đó tiếp tục đăng ký tham gia lao động tại Nhật theo chương trình thực tập sinh 1 lần nữa.
Mức chi phí, để tham gia xuất khẩu theo hình thức tu nghiệp sinh nằm trong khoảng khoảng 120 đến 160 triệu đồng tiền Việt. Người lao động sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn và tiếp cận với nền văn hóa Nhật..
=> Tìm hiểu chi tiết về chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021
Mức lương của thực tập sinh trong năm đầu tiên sẽ rơi vào khoảng 80.000 Yên/tháng tương đương với khoảng trên 16 triệu đồng/ tháng. Từ năm thứ 2 trở đi thực tập sinh sẽ chính thức được ký kết hợp đồng với nghiệp đoàn, được hưởng mức lương cao hơn, trung bình từ 130.000 Yên – 150.000 Yên/tháng tương đương khoảng 26 – 30 triệu đồng/tháng.
=> Tìm hiểu chi tiết về mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021
Hình thức kỹ sư – kỹ thuật viên
Hình thức thứ 2 để bạn có thể tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản là kỹ sư – kỹ thuật viên. Hình thức này chỉ áp dụng cho những bạn đã có bằng kỹ sư hoặc trình độ chuyên môn cao. Các doanh nghiệp, nghiệp đoàn tại Nhật Bản sẽ tiếp nhận bạn như tiếp nhận một người lao động bản xứ, bạn sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như một người lao động bản xứ. Với hình thức này, thời hạn lưu trú thông thường của lao động là 5 năm, tuy nhiên sau khi kết thúc hợp đồng lần 1 tùy vào trình độ chuyên môn và thái độ làm việc mà người lao động có thể tiếp tục quay lại làm việc tại Nhật với thời gian lưu trú lên đến trên 10 năm hoặc nếu bạn được đánh giá cao có thể nhận được tư cách công dân với thời gian lưu trú vô thời hạn.
Mức lương cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động với hình thức này thường rơi vào khoảng 40 đến 50 triệu/ tháng.
Chi phí xuất khẩu lao động theo hình thức kỹ sư được biết là thấp hơn rất nhiều so với hình thức thực tập sinh, chỉ khoảng 3000 – 5000 usd/hợp đồng. Tuy nhiên chế độ đãi ngộ và mức lương khi người lao động đi xuất khẩu theo hình thức này là rất tốt.
Ngoài hai hình thức xuất khẩu lao động như trên, người lao động Việt Nam hiện nay có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức khác đó điều dưỡng và kỹ năng đặc định. Tuy nhiên hai hình thức này còn mới mẻ và chưa được triển khai rộng rãi như hình thức tập sinh và kỹ sư.
Điều kiện để tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Theo như chương trình ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản, người lao động muốn tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Người lao động có độ tuổi từ 18 – 30 hoặc 35 tùy theo yêu cầu của từng đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
- Người lao động phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm như: HIV, Giang Mai, viêm phổi, và các bệnh ngoài da khác … Không chỉ vậy trên cơ thể không được có hình xăm, dị tật và có giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị mà Bộ y tế chỉ định. (xem các bệnh không được đi XKLĐ Nhật Bản)
- Phải có lý lịch trong sạch, không có tiền án tiền sự, và không thuộc diện hạn chế hoặc bị cấm xuất cảnh.
- Người lao động phải có ngoại hình thỏa mãn yêu cầu về chiều cao, cân nặng để đảm bảo cho hiệu quả lao động ở mức tốt nhất. Tiêu chuẩn đối với nam là cao 1m60 trở nên, nặng trên 50kg. Đối với nữ yêu cầu cao 1m45 trở nên, nặng 40kg trở lên. Ngoại hình cân đối không được quá gầy hoặc quá béo.
- Phải hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, tối thiểu phải có bằng tốt nghiêp trung học cơ sở hoặc tương đương mới đủ tư cách tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật. Sau khi trúng tuyển bạn cần đảm bảo về thời gian để học tiếng Nhật và tiếp cận với văn hóa Nhật Bản để sau khi sang Nhật người lao động có thể giao tiếp được với chủ công ty phục vụ công việc và sinh hoạt tốt hơn.
- Trong chương trình ký kết, không có yêu cầu về tiêu chí kinh nghiệm đối với lao động Việt Nam khi làm việc tại Nhật, Tuy nhiên với một số đơn hàng đặc thù sẽ yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc và trình bày kinh nghiệm làm việc của bản thân khi tham gia phỏng vấn và ứng tuyển.
- Chuẩn bị đầy đủ các chi phí xuất nhập cảnh, chi phí học tập và ăn uống cần thiết trước khi xuất cảnh.
- Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ giấy tờ trước khi đăng ký ứng tuyển xuất khẩu lao động, đáp ứng được thời gian đào tạo tại Việt Nam.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi tham gia đăng ký xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Dưới đây là toàn bộ hồ sơ, giấy tờ mà người lao động phải chuẩn bị khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Những hồ sơ giấy tờ này sẽ phục vụ công việc xin visa, tư cách cư trú tại Nhật cho người lao động.
- Giấy khám sức khỏe đạt chuẩn theo như yêu cầu của Bộ y tế và nghiệp đoàn Nhật Bản.
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của địa phương.
- Giấy xác nhận dân sự của công an nơi người lao động cư trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Bằng tốt nghiệp cấp học cao nhất, Giấy khai sinh, hộ khẩu của người lao động photo, công chứng.
- Ảnh thẻ, hộ chiếu của người lao động.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản, đã và đang mang đến sự thay da đổi thịt cho nhiều làng quê, lợi ích mà chương trình này mang lại là rất lớn. Tuy nhiên hãy cân nhắc kỹ trước khi đăng kí tham gia nhé, bởi vấn nạn cò mồi môi giới, lừa đảo xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay diễn ra hết sức phức tạp. Hãy tìm hiểu kỹ càng các công ty môi giới và chỉ đăng ký tham gia ở những công ty được cấp phép từ Bộ LĐTB&XH.
Chúc các bạn thành công!.
=> Xem thêm bài viết: Quyền lợi của người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản