Những năm trở lại đây nạn thất nghiệp của lao động Việt Nam đã được đẩy lùi nhờ xuất khẩu lao động, trong đó thị trường lao động Nhật Bản sôi động và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt. Người lao động tìm đến Nhật Bản để được làm việc và mong muốn hàng tháng có một số tiền lớn để gửi về cho gia đình. Sau thời gian khoảng 8 đến 11 tháng đầu thực tập sinh Nhật Bản có thể trả hết nợ, xây nhà, có vốn làm ăn và giúp cuộc sống của người thân được cải thiện và sung túc hơn.
Thế nhưng ít ai biết được để có được những thành quả ấy, người lao động đã phải vất vả, chịu khó, chắt chiu từng đồng và hi sinh mồ hôi nước mắt trong những năm tháng lao động ở xứ người. Thực tập sinh Nhật Bản làm việc chăm chỉ và nghiêm túc. Thực tế lao động tại Nhật Bản không giống với những gì mà các bạn đang ngồi nhà và nghĩ đó là màu hồng. Bởi các bạn phải xác định rõ tư tưởng thực tập sinh Nhật Bản là chúng ta đi sang để làm việc là chính, cống hiến sức lao động của mình và được đền đáp bằng đồng lương xứng đáng. Sẽ không bao giờ có viễn cảnh vừa làm vừa chơi đến cuối tháng nhận lương đâu các bạn nhé.
Thị trường lao động Nhật Bản có sức hút rất mạnh đối với lao động quốc tế nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng bởi mức lương từ đồng Yên Nhật quy ra Việt Nam đồng tương đối cao. Hơn thế nền văn hóa Nhật Bản được sếp là văn minh và tiến bộ nhất thế giới. Trung bình những công việc nhẹ nhàng, đơn giản không yêu cầu trình độ cao sẽ có mức lương từ 26.00.000 đến 32.000.000 triệu/tháng. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt và bảo hiểm, lao động sẽ tiết kiệm được khoảng 18 triệu đồng / tháng. Những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn thì tất nhiên mức lương cũng sẽ cao hơn, hầng tháng lao động sẽ gửi về được cho gia đình khoảng 25 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều thực tập sinh Nhật Bản sang đây làm việc như cá gặp nước ăn chơi vô độ, tiêu xài lương hoang phí, không tích cóp gửi tiền về để người thân trả nợ ngân hàng.
Để có được những đồng tiền gửi về nhà trả nợ ngân hàng cho bố mẹ, những bạn thực tập sinh Nhật Bản phải thật chăm chỉ làm việc, chịu khó học hỏi và quan trọng là biết lắng nghe những gì ông chủ xí nghiệp nói. Làm thêm vào buổi tối hoặc ngày nghỉ, lễ tết thì lương của lao động sẽ được tính 125% – 200% lương. Do đó để kiếm thêm được thu nhập, nhiều người đã tranh thủ ngày nghỉ, ngày lễ để cật lực làm việc trong khi bạn bè thì đi chơi thăm thú đất nước mặt trời mọc.
Hiện nay nhiều đối tượng ăn cắp, trốn ra ngoài làm việc đã làm hình ảnh của đất nước Việt Nam xấu đi trong mắt người Nhật và bạn bè quốc tế. Chính vì vậy hệ lụy mà những lao động chân chính phải chịu hậu quả không hề nhỏ đó là bị kỳ thị, chèn ép, mắng chửi, … Có lẽ bản thân mỗi người sẽ tự đánh giá riêng cho mình, khi làm việc tại một môi trường lao động khác biệt như Nhật Bản, nhưng điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta có thêm cái nhìn rõ nét về cuộc sống những con người xa xứ, những khó khăn vất vả mà họ phải trải qua, đối mặt hàng ngày.
Thực tập sinh Nhật Bản – họ là những con người hy sinh hạnh phúc, chịu xa quê hương để mong có cơ hội kiếm thêm thu nhập gửi về để gia đình có thêm cuộc sống đầy đủ hơn. Dù biết cuộc sống nơi đất khách quê người là không hề dễ dàng nhưng họ vẫn cố gắng làm việc và chỉ mong ngày về đoàn tụ với người thân của mình với cuộc sống sung túc hơn. Vậy nên hãy trân trọng công sức người lao động Việt Nam cũng như thấu hiểu những thiệt thòi họ chịu đựng nơi xứ người xa lạ.
Hy vọng rằng những ai ở Nhật Bản hay đất nước khác sẽ đủ nghị lực hoàn thành mục tiêu của mình và cũng mong rằng những người ở quê hương sẽ hiểu rằng lao động là vất vả nhưng vinh quang. Những người đang làm việc nơi xứ người cũng phải vất vả chẳng kém chúng ta để chạm tới vinh quang mà bất kỳ người nào ở tuổi lao động cũng muốn theo đuổi.
- Được quan tâm: Chia sẻ của thực tập sinh phải về nước giữa chừng