Home | Visa Nhật Bản | Những lý do trượt visa Nhật Bản phổ biến nhất

Những lý do trượt visa Nhật Bản phổ biến nhất

Cục xuất nhập cảnh đang tăng cường càn quét để trục xuất du học sinh và kĩ sư về nước… để dọn đường cho visa mới (特定技能). 1/4 cục XNC tách rời khỏi Sở tư pháp để đứng độc lập vì vậy sẽ thi hành luật của họ một cách cứng rắn hơn!
Mình xin liệt kê một số trường hợp mà bên mình đã gặp để các bạn chú ý nhé!

Làm quá giờ, nghỉ học nhiều

(1) Vấn đề này thì khỏi bàn! Cục xét quá kỹ luôn. Dù bạn đang là sinh viên năm 4 chuẩn bị ra trường, vì lý do thời gian mới sang Nhật bạn làm quá giờ bạn cũng bị đánh trươt gia hạn visa và phải về nước.

(2) Visa gia đình : người bảo lãnh làm quá giờ nên cả 2 vợ chồng đều bị về nước.

(3) Nghỉ học trong quá trình xét visa: Nhiều bạn chủ quan đến mức tưởng rằng đã lấy chồng Nhật, hay đã có công ty lớn tiếp nhận là yên tâm, nộp hồ sơ xin visa liền nghỉ học triền miên, thậm chí là bỏ học… Và tất nhiên, cục soi đến vấn đề này và cho trượt.

? Visa kỹ sư nhưng làm việc trái tư cách

(1) Công ty haken bị soi: bị cục điều tra và biết rằng haken láo -> Nên bắt đầu điều tra hết các công ty mà họ đưa vào.

(2) Không soi Haken nhưng mà soi tại chính những công ty vì có quá nhiều người nước ngoài lao động nước ngoài, khiến cảnh sát chú ý-> Và họ điều tra đột xuất thì soi tới toàn bộ anh em đang làm việc ở đây.

(3) Công ty bạn làm rất lớn, nhưng số lượng người nước ngoài rất đông và không ngừng tăng về số lượng. Vấn đề là hầu hết công việc mà mọi người làm đều là trái tư cách, lao động phổ thông không phải kĩ sư. Vì vậy khi một bạn trong công ty bị điều tra thì vô tình kéo theo rất nhiều người khác tại đây sẽ bị liên lụy.

(4) Công ty ma liên kết với luật sư mãnh : Bạn mà rơi vào vòng xoáy mật ngọt này thì có thể là bạn sẽ khó mà có thể trở về an toàn. Trường hợp này mình thấy các bạn ở Việt Nam bị dính rất nhiều.

Làm sao họ có thể xin liền lúc visa cho 15-20 bạn ở 1 công ty quy mô có 50-100 người? Thậm chí tuyển 100 người vào 1 vị trí mà nếu nói thẳng ra là không thể xin được visa?

Có những bạn thậm chí còn không biết công ty đang xin visa cho mình tên là gì? Hợp đồng lao động mặt mũi ra sao? Nộp visa từ baoh? Chỉ biết ĐÃ BỊ TRƯỢT. Thậm chí còn chẳng biết LÝ DO TRƯỢT!

(5) Các bạn dù đã có visa và đang làm việc rất bình thường. Nhưng đến lúc gia hạn visa mới chính thức bị soi tới. Trường hợp này gặp nhiều ở Quán ăn, combini… Cục sẽ gọi điện cho người ở cửa hàng để xác nhận xem bạn làm gì ở đó? Hoặc gọi cho bạn, thậm chí là đến tận nơi để kiểm tra.

Nhảy việc

(1) Nghỉ việc không báo cục, không xin giấy chứng nhận lao động. Trường hợp mình gặp một số bạn khá chủ quan khi sang công ty mới đúng ngành nghề nên không xin phép cục. Vấn đề phát sinh khi chính công ty đầu tiên bạn ấy làm là công ty XẤU và bị soi, vì vậy khi cục soi tới công ty đó, họ gọi bạn lên và cắt luôn visa của bạn mặc dù bạn hiện tại không còn làm ở đó nữa, và visa của bạn vẫn còn hạn 2 năm!!!. Cục giải thích: là do visa hiện tại của bạn đang là do công ty cũ xin và bảo lãnh cho nên mới xin được.

(2) Công ty mới lương cao hơn nhưng thực chất có chế độ bảo hiểm xã hội và thuế không có: Bị cục XNC soi, tới tận công ty điều tra-> Trượt không chỉ 1 bạn mà là toàn bộ những người đang làm như bạn. Thậm chí còn liên luỵ tới cả các bạn du học đang rất hí hửng làm được 1 cty trốn thuế ở đó ?.Trường hợp này rất nhiều các cty Haken bị dính.

(3) Lương giờ, nội dung công việc như baito. Lúc gia hạn visa là bị phát hiện ra.

Công ty chỉ cần tuyển người vào thời kì thiếu nhân lực, công ty quá bận-> Khi hết việc rồi thì không có việc để làm; không có lương. Hoặc bị đuổi. Đến lúc gia hạn visa thì cũng không xin được giấy tờ, hoặc có xin được cũng không dùng được để xin visa do bị TRÁI TƯ CÁCH!!!

(4) Công ty không thể xin được visa: Nên chỉ tuyển các bạn ĐÃ CÓ VISA LAO ĐỘNG vào làm. Và đợt tới gia hạn visa thì cho nghỉ ?– Một phần là họ không đủ năng lực xin visa; 1 phần là họ chỉ xin đúng công việc bạn đang làm chứ không thích nói dối ? nên dù có hỗ trợ xin visa tiếp thì cũng sẽ trượt visa.

Có những công ty đã bảo lãnh xin visa cho bạn không phải lo lắng gì, tương lai bạn có thể phát triển lên các vị trí cao hơn nếu gắn bó lâu dài, nhưng vì chỉ xác định cày cuốc ở Nhật 3-5 năm rồi về, thêm nữa là được bạn bè rủ rê là làm chỗ này lương cao hơn là nhảy việc liền không cần biết xem là: Chỗ mới đó có xin được visa hay không?

Thực chất nếu tiếng Nhật của bạn không được N3 cứng (Khối kĩ thuật) hoặc N2 cứng( Xã hội) và không có kinh nghiệm làm việc vài năm thì mình khuyên bạn đừng dại dột mà nhảy việc.

Và nếu xác định nhảy việc thì nên chuyển vào công ty thực sự là làm đúng vị trí kĩ sư của bạn. Nhưng phải là đã chuẩn bị hết các kĩ năng sẵn sàng vào đây rồi. Còn nếu như bạn chuyển liên tục thì đối với các xí nghiệp chân chính họ sẽ rất ái ngại vấn đề tại sao bạn lại chuyển việc nhiều đến thế!

Còn nếu chuyển việc nhưng vẫn là lao động tay chân, thì bạn phải có đủ năng lực tiếng Nhật để nhận biết được công ty đó có tiềm năng xin visa hay không?

Cuối cùng: nhắn gửi tới các bạn kĩ sư: khi qua Nhật hãy trang bị cho mình hành trang tiếng Nhật thật tốt. Bạn có thể xuất phát điểm lương thấp hơn mọi người nhưng không có nghĩa là chặng đường tiếp theo đã chông gai. Nếu bạn gặp phải công ty quá tồi tệ, coi thường người nước ngoài – hãy mạnh dạn thoát ra, nhưng nếu may mắn gặp được công ty tốt, hãy trân trọng và cống hiến. Nước Nhật với tinh thần Samurai, họ luôn đánh giá con người qua thời gian, và cực kì trung thành và chắc chắn bạn sẽ được hưởng xứng đáng với sự cống hiến của mình.

About ADMIN

Check Also

Danh sách các đại lý ủy thắc xin visa vào Nhật Bản

Từ ngày 15/12/2016, người xin visa Nhật Bản có thể nộp hồ sơ và nhận …

Thông tin về thị thực ngắn tại Nhật (thăm thân, công tác, du lịch…)

Bài viết này, xuatkhaunhatban sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thị thực ngắn …

Hướng dẫn kiểm tra thời hạn visa Nhật Bản – vẫn còn hay đã hết hạn

Người nước ngoài khi sinh sống tại Nhật đều phải xin visa hàng năm nếu …

Những thủ tục cần thiết khi tái nhập cảnh Nhật Bản (cập nhật 28/12/2020)

Sau một thời gian nới lỏng các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch Covid-19, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *